Phương pháp chữa trầm cảm không dùng thuốc

Trầm cảm có tên gọi đầy đủ là Rối loạn trầm cảm chính (MDD: Major Depressive Disorder) là chứng rối loại khí sắc thường gặp trong tâm thần học, được liệt vào danh sách các loại bệnh tâm lý. Căn bệnh này có nhiều biểu hiện khác nhau cũng như tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh sẽ có những triệu chứng gì. Thông thường người ở độ tuổi 18-45 sẽ dễ mắc phải, theo giới tính thì nữ giới sẽ dễ bị trầm cảm hơn nam giới.

Ngoài ra, những người đã từng có tổn thương hay gặp bi kịch trong cuộc sống như: cha mẹ ly dị, cưỡng hiếp, bạo hành,…khả năng mắc phải trầm cảm là rất cao. Nếu là ở thời đại cũ thì những bệnh tâm lý như vậy không được ghi nhận và cũng không có khả năng chữa trị. Với sự phát triện của y học ngày nay thì có rất nhiều phương pháp để chữa dứt điểm trầm cảm, chúng tôi sẽ đưa ra một vài liệu pháp không phải dùng thuốc trong bài viết dưới đây:

Tìm hiểu chung về bệnh trầm cảm

Biểu hiện của bệnh trầm cảm

Theo ước tính khoảng 5% đến 7% dân số thế giới mắc phải hội chứng rối loạn trầm cảm chính. Và tỷ lệ càng tăng cao hơn với những người ly thân, ly dị, thất nghiệp,..hoặc phải trải qua nhiều biến cố trong suốt cuộc đời nhất là ở tuổi thơ. Để nhận biết được người mắc bệnh trầm cảm chúng ta có thể quan sát một số biểu hiện sau đây:

  • Rối loạn cảm xúc: Cảm xúc là biểu hiện đầu tiên mà người bệnh trầm cảm thể ra bên ngoài khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tâm trạng của họ rất dễ bị dao động khi gặp phải một tình huống khó khăn nào đó, nhất là những chuyện có liên quan đến bi kịch trước đây đã xảy ra với họ. Khi một người nào đó không làm đúng ý hay có những hành vi đi ngược lại với chuẩn mực của người bệnh, họ sẽ phản ứng rất mạnh mẽ như cau gắt, khóc lóc. Có thể nói rằng cảm xúc của người bệnh rối loạn khí sắc thay đổi liên tuc, lúc vui lúc buồn, vô cùng bất thường.
  • Rối loạn giấc ngủ: Khi cảm xúc luôn trong trạng thái căn thẳng, người trầm cảm sẽ luôn có những suy nghĩ để chống lại sự rối loạn đó. Họ càng suy nghĩ nhiều, càng khiến họ khó đi vào giấc ngủ. Ở giai đoạn đầu chỉ là khó ngủ, dần sau đó trở thành mất ngủ, thiếu ngủ và hoàn toàn không thể nào ngủ được, vì những suy nghĩ tiêu cực cứ ngự trị trong tâm trí họ mọi lúc mọi nơi. Giấc ngủ chính là cách duy nhất để cơ thể điều hòa sự cân bằng, người thiếu ngủ rất nhanh sức khỏe bị giảm sút, tâm trí rối loạn và kém tỉnh táo.
Trầm cảm đã cướp đi mạng sống của biết bao người trẻ

Trầm cảm đã cướp đi mạng sống của biết bao người trẻ

  • Rối loạn hành vi: Từ những rối loại trên chúng bắt đầu tấn công đến hành vi mà người bệnh thế hiện và phản ứng lại với môi trường. Những bệnh nhân trầm cảm sẽ thường có xu hướng làm đau chính bản thân mình để làm giảm sự bức bối trong con người họ. Không những thế họ còn tổn thương những người xung quanh để tìm kiếm cho mình cảm giác an toàn và thỏa mãn mà trước giờ họ chưa có được. Những hành vi đáng ngờ mà bạn có thể nhận ra được ở một bệnh nhân trầm cảm là thường cào cấu bàn tay, lặp lại một hành động rất nhiều lần, hoặc một hành động họ luôn thường xuyên làm nếu thiếu họ sẽ cảm thấy khó chịu.
  • Rối loạn các chức năng sinh lý: Sự rối loạn về cảm xúc và giấc ngủ ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Người bệnh bắt đầu chán ăn, bỏ bữa, nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức cả người, buồn nôn, ói mửa,…Ngoài ra có một số triệu chứng khác như ham muốn tình dục tăng cao, chức năng thận bị giảm sút, nhịp tim không ổn định,…Họ không còn để ý đến việc chăm sóc bản thân, ăn mặc lôi thôi, tóc tai rũ rượi, thần sắc kém tỉnh táo,…Đây là những biểu hiện cụ thể nhất mà chúng ta có thể nhận ra một người đang có vấn đề về tâm lý hoặc họ đang âu lo một chuyện gì đó.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

Mỗi một căn bệnh đều có tác nhân gây ra, để có thể chữa trị dứt điểm điều đầu tiên bạn phải tìm ra được nguyên nhân bắt đầu của căn bệnh đó. Một người khỏe không vì bất kỳ lý do gì mà trở nên buồn bã, mất khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân,…chắc họ đang gặp phải một lý do gì đó khó nói và không thể chia sẻ với mọi người xung quanh.

  • Trầm cảm do tổn thương tâm lý: Tâm lý của con người cũng giống hình ảnh của một bức tường thành chúng mỏng manh hay vững chắc là do tính cách và những quan niệm sống của người đó. Một người có tính cách hướng nội, nhạy cảm sẽ dễ dàng bị tổn thương tâm lý vì chuyện tình cảm hoặc vấn đề gia đình. Với những người trong một trường sống kém lành mạnh, thường xuyên phải chứng kiến những câu chuyện đau đớn, tâm lý của họ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, rơi vào trạng thái bế tắc, ức chế. Những bế tắc này không được giải tỏa, đỉnh điểm họ sẽ bắt đầu tìm kiếm một sự thỏa mãn nào đó chẳng hạn như làm đau bản thân để giảm bớt ức chế
  • Trầm cảm do trải qua biến cố: Biến cố là điều sẽ xảy ra với tất cả chúng ta, dù là nó xuất hiện ở giai đoạn nào trong cuộc đời đều tạo ra một tổn thương nhất định với người hứng chịu. Nhất là trẻ con nếu tuổi thơ của chúng gặp phải những bi kịch như cha mẹ ly dị, mồ côi ba hoặc mẹ,…theo thời gian hình thành bóng ma, tâm lý sau khi trưởng thành nếu không có ai bên cạnh sẽ bị méo mó và lệch chuẩn. Bị kịch dù lớn hay nhỏ đều là điều con người không tránh khỏi, bạn càng trốn tránh nó càng lấn đến, cách duy nhất là phải đối mặt và chấp nhận.
Rối loạn cảm xúc là một biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm

Rối loạn cảm xúc là một biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh trầm cảm

  • Trầm cảm do áp lực: Theo sự phát triển không ngừng của xã hội, con người dần bị cuốn vào công việc, không còn đủ thời gian quan tâm đến gia đình và chính bản thân mình. Áp lực công việc là điều không thể nào tránh khỏi, chúng đeo bám chúng ta hằng ngày, công việc chưa hoàn thành, lãnh đạo chỉ trích,…những điều ấy vô tình trở thành một cái gông siết lấy tinh thần của con người. Gông càng chặt, ta càng cảm thấy khó thở và cuối cùng chúng ta sẽ chết ngạt trong mớ suy nghĩ tiêu cực ấy là mắc phải trầm cảm nặng hơn. Không những là áp lực từ công việc mà cả gia đình, bạn bè. Điển hình là khi ta đến tuổi nhưng chưa lập gia đình, ba mẹ bạn bè hối thúc, khiến ta mệt mỏi, khó chịu và muốn buông xuôi tất cả.
  • Trầm cảm không rõ lý do: Một số lý do khác dẫn đến trầm cảm như yếu tố di truyền, bệnh lý, rối loạn chức năng nào đó trong cơ thể. Nhưng các lý do này đều rất khó xác định và chưa có một nghiên cứu nào cụ thể về các trường hợp trầm cảm không ký do này.

Điều trị bệnh trầm cảm

Tại nhà

Nếu bạn đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc chỉ ở mực độ nhẹ thì có thể điều trị tại nhà. Tình yêu và sự quan tâm của gia đình sẽ là chìa khóa mở tất cả các nút thắt trong tâm lý của người bệnh. Phương pháp điều trị tại nhà sẽ thành công nếu bạn sống chung với người thân hoặc bạn bè, những người mà bạn cảm thấy quý mến và tin tưởng nhất. Điều đầu tiên bạn hãy thay đổi thói quen sống, tham gia tập thể dục mỗi ngày để giải phóng năng lượng cho bản thân.

Thay đổi bữa ăn hằng ngày bằng những món ăn theo sở thích, cung cấp thêm cho cơ thể các loại rau củ quả để mau chống hồi phụ sức khỏe. Đồ ngọt cũng là một món ăn thích hợp để cải thiện tâm lý cho con người, bạn có thể dùng một chút bánh ngọt hoặc socola trước khi đi lên giường để có một giấc ngủ sâu hơn. Tập yoga cũng là một biện pháp tốt để điều hòa cân nặng cũng như tinh thần của người bệnh, trong yoga có một bài tập chính là ngồi thiềng. Theo các chuyên gia sức khỏe thiềng định là một phương pháp trị liệu các loại bệnh hữu hiệu.

Điều đáng sợ nhất mà người bệnh trầm cảm phải chịu là cảm giác ngột ngại khó thở trong chính những suy nghĩ trong đầu của mình

Điều đáng sợ nhất mà người bệnh trầm cảm phải chịu là cảm giác ngột ngại khó thở trong chính những suy nghĩ trong đầu của mình

Đừng tự nhốt mình trong căn phóng tối, bao vay bởi 4 bức tường im lặng kia. Hãy bước ra bên ngoài, còn có gia đình và bạn bè yêu thương bạn, họ sẽ nắm tay bạn, cùng bạn vượt qua những đau khổ mà bạn đang chịu đựng. Tập đối diện và chấp nhận sự thật, cách duy nhất để thay đổi là bạn phải vượt qua nó, bạn chắc chắn làm được nếu bạn cố gắng và nhận được sự hỗ trợ từ những người bên cạnh.

Tâm lý trị liệu

Y học hiện đại đã nghiên cứ ra một phương pháp trị liệu áp dụng cho các loại bênh tâm lý. Phương pháp này không cần dùng đến các loại thuốc an thần hay định thần. Bạn sẽ được trò chuyện trực tiếp với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý, họ sẽ là chỉ dẫn tinh thần mở lối giải thoát những bế tắc đang xảy ra trong cuộc đời bạn. Liệu pháp này bao gồm những hoạt động sau:

  • Xác định nguyên nhân, lý do dẫn đến bệnh trầm cảm
  • Xác định những suy nghĩ và hành vi tiêu cực đang xảy ra trong người bệnh nhân
  • Mở ra hướng giải quyết những đau khổ, bi kịch của người bệnh
  • Lấy lại sự cân bằng trong tâm trí, giải thoát những bế tắc
  • Tìm lại sự chịu đựng, thanh thản trong tâm trí của bệnh nhân
  • Hồi phục khả năng kiểm soát cuộc sống của bạn nhằm giúp giảm bớt các triệu chứng trầm cảm như tuyệt vọng và tức giận
  • Hướng bạn đến những suy nghĩ tích cực, có niềm tin vào cuộc sống và chính bản thân mình.

Trị liệu bằng các “Probitic tâm trạng” (Psychobiotic)

Trung ương thần kinh điều phối mọi hoạt động trong cơ thể con người chính là não thì còn một “bộ não” khác cũng làm chức năng này chinh là ruột. Sự liên kết giữa não và ruột còn được gọi là trục não-ruột, cho chúng ta thấy rằng tất cả các cơ quan trong con người đều có một mối liên kết và bổ trợ lẫn nhau. Chỉ cần một bộ phận gặp vấn đề, tất cả những bộ phận khác ít nhiều đều bị ảnh hưởng.

Bác sĩ tâm lý sẽ là một người bạn đồng hành lý tưởng giúp bạn vượt qua bệnh trầm cảm

Bác sĩ tâm lý sẽ là một người bạn đồng hành lý tưởng giúp bạn vượt qua bệnh trầm cảm

Khoa học đã chứng minh rằng hệ vi khuẩn chỉ của đường ruột đóng vai trò rất quan trọng trong việc liên kết giữa nào và ruột. Nếu ruột thiếu hụt những loại lợi khuẩn như: Lactobacillus, Bifidobacterium dễ gây ra những triệu chứng như táo bón, khó tiêu, tiêu chảy,…Một nghiên cứu đã đưa ra một kết quả rằng hệ lợi khuẩn bị thiêu hụt ở ruột sẽ dẫn đến các bệnh về thần kinh như trầm cảm, stress, rối loạn cảm xúc.

Psychobiotic là các chủng lợi khuẩn đường ruột đặc biệt khi sử dụng với lượng đủ sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe tinh thần lẫn thể trạng. Trong tình huống bạn bị chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm nhưng lại không mắc phải một trong những nguyên nhân trên, bạn có thể làm các kiểm tra về ruột. Đôi khi nguyên nhân gây ra rối loạn khí sắc là nằm ở việc thiếu hụt lợi khuẩn. Để giảm bớt tình trạng thiếu hụt này bạn có thể bổ sung cho cơ thể bằng các loại trái cây chứa nhiều vitamin C hoặc dùng các loại sữa chua. Ngoài ra có rất nhiều sản phẩm chứa Psychobiotic bạn có thể tham khảo từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn y học