Niêm mạc tử thay đổi như thế nào khi đến chu kỳ kinh nguyệt?

Thiên chức làm mẹ là một đặc quyền riêng của chị em phụ nữ, với họ việc được làm mẹ là điều hết sức cao thượng và may mắn. Nhưng để có đủ khả năng mang thai, chị em phải có sức khỏe thật tốt, nhất là ở các bộ phận như tử cung, buồng trứng, vùng kin càng phải chăm sóc cẩn thận hơn. Nhưng những bộ phận ấy rất nhạy cảm và nằm sau trong cơ thể rất khó để phát hiện ra chúng đang gặp vấn đề gì.

Góp phần giúp chị em phụ nữ có được một sức khỏe sinh sản tốt, trong bài viết này chúng tôi chia sẻ một ý kiến thức về niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc dày và mỏng tùy vào cơ địa của mỗi người, việc bảo vệ nó cẩn thận sẽ tạo điều kiện tốt cho bạn mang thai và duy trì được sức khỏe bền bỉ.

Niêm mạc tử cung như thế nào khi đến kỳ kinh nguyệt?

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em sẽ có sự thay đổi theo đổi tuổi và sức khỏe của từng thời kỳ. Với người có sức khỏe bình thường kỳ kinh sẽ từ 3 – 5 ngày, những ngày đầu sẽ ra khá nhiều dần về sau sẽ ít đi và sau 4 – 5 ngày sẽ chấm dứt hoàn toàn. Trước khi kinh kỳ bắt đầu chị em sẽ có rất nhiều dấu hiệu nhận biết nhưng đau ngực, ra huyết trắng, nổi mụn, nhứt đầu, mệt mỏi, thèm ăn,….

Lớp niêm mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt?

Lớp niêm mạc tử cung có ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt?

Đó là những biểu hiện ở bên ngoài mà chúng ta có thể nhận biết được, còn một dấu hiệu nữa nhưng chúng nằm sau trong cơ thể chúng ta và chúng nằm ở vùng tử cung chính là lớp niêm mạc. Sự thay đổi lớp niêm mạc khi đến kỳ kinh sẽ có sự biến đổi theo từng giai đoạn:

Giai đoạn trước khi trứng rụng

Sau khi kết thúc chu kỳ trước, lớp niềm mạc ở tử cung đã bông ra gần hết chỉ còn lại một lớp mỏng ở mô đệm. Dưới tác động của hormone Estrogen lớp niêm mạc sẽ bắt đầu tăng sinh trở lại khi cơ thể bắt đầu vào chu kỳ mới từ 4 – 7 ngày sau đó. Cùng với sự dày lên của lớp niêm mạc là sự dài ra của các tuyến, vì thế mà trước khi rụng trứng bắt đầu cho trình mới lớp niêm mạc sẽ dày 3 – 4 mm.

Trong thời gian chuẩn bị rụng trứng này, chị em sẽ có rất nhiều thay đổi trong cơ thể do ảnh hưởng của Estrogen. Chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, thèm ăn, lắm lúc tâm trạng thay đổi, da dẻ khô hơn trước. Đặc biệt nhất là lúc này ở âm đạo sẽ tiết ra một dịch nhầy trắng trong như lòng trắng trứng, chất dịch này se đặc lại theo thời gian sau khi trứng đã rụng. Chất dịch nhầy còn một công dụng nữa là tạo ra độ trơn trượt để đưa tinh trùng đến gặp trứng đã rụng.

Giai đoạn sau khi trứng rụng

Giai đoạn rụng trứng thường diễn 1 đến 2 ngày, lúc này cơ thể phụ nữ không chỉ chịu ảnh hưởng của Estrogen mà còn cả Progesteron làm nội mạc tử cung dày lên nhanh chóng và tiết dịch. Các tuyến dài ra nhanh hơn, cong lại và bên trong là chứa rất nhiều dịch. Lúc này hệ thông máu hoạt động hết công suất để hỗ trợ cho quá trình rụng trứng ở tử cung, máu được bơm liên tục đến vùng kín.

Sau khi phóng lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên 6 – 8 mm, kết thúc quá trình rụng trứng là chuỗi ngày hành kinh. Nếu chuỗi ngày này không diễn ra có thể là bạn đang có vấn đề về sức khỏe hoặc bạn đang mang thai. Trong khi cơ thể đến ngày đèn đỏ, lớp niêm mạc sẽ dày từ 8 – 12 mm. Khi trứng rụng nhưng không thể thụ tinh thì lớp niêm mạc sẽ dày lên rất nhiều có thể từ 12 – 15 mm, sau đó chúng sẽ bong ra hết và được tiết ra bên ngoài cùng một chất nhầy và máu kinh.

Thời gian hành kinh của chị em sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày, với người hành kinh ít ngày, lượng máu tiết ra ít gọi là thiểu kinh. Trong trường hợp lượng máu tinh hơn 80ml trong suốt những ngày đèn đỏ thì đó gọi là cường kinh. Với hiện tượng rong kinh là kinh ra với lượng ít nhưng kéo dài nhiều ngày từ 7 đến 10 ngày những không dứt hẳn. Chị em nên để ý đến quá trình hành của mình để kịp thời phát hiện những hiện tượng lạ và sớm chữa trị.

Niêm mạc tử cung thay đổi như thế nào?

Niêm mạc tử cung dày

Độ dày mỏng của lớp niêm mạc tử cung là tùy vào sức khỏe của từng người phụ nữ và thói quen sinh hoạt hằng ngày của họ. Với những người cơ địa dày sẽ được chỉ định điều trị dùng hormone để căn bằng Estrogen và Progesterone. Lớp niêm mạc quá dày sẽ khó khăn trong việc mang thai ở phụ nữ, khi cân bằng được 2 loại hormone này sẽ dễ dàng hơn cho quá trình thụ thai.

Niêm mạc quá dày sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai

Niêm mạc quá dày sẽ gây cản trở cho quá trình thụ thai

Ngoài việc điều trị theo đề xuất của bác sĩ thì chị em phụ nữ nên tự thay đổi thói quen sống của mình để sức khỏe sinh sản đi vào ổn định. Nhất là hạn chế thức khuya, ngủ trễ vừa làm do xấu đi, già trước tuổi bên cạnh đó còn không tốt cho tử cung, buồng trứng của chúng ta. Thường xuyên tập thể dục, vận động nhẹ nhàng kể cả những ngày đèn đỏ. Những bài tập này hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, giúp máu lưu thông được điều đặn hơn.

Thay đổi có chế độ ăn mỗi ngày, hấp thụ thêm nhiều thực phẩm chứa vitamin C, E. Ngoài công dụng chỉ thâm, sáng da thì 2 loại vitamin này còn hỗ trợ rất tốt cho hoạt động của từ cung, âm đạo của chị em. Đặc biệt ăn các thực phẩm từ đậu, nhất là đậu nành để tăng hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể. Việc thiếu hụt nội tiết tố cũng là một lý do khiến da dẻ chị em tệ đi, sạm và tối màu hơn trước.

Niêm mạc tử cung mỏng

Với những chị em có niêm mạc tử cung mỏng cũng sẽ có những phương pháp điều trị tương tự với người có niêm mạc tử cung dày. Khác biệt ở chỗ với những người này thì bác sĩ điều trị sẽ chỉ định dùng nhiều loại thuốc để làm tăng cả hai loại hormone để chúng gia tăng kích thước của lớp niêm mạc. Thuốc thôi vẫn chưa đủ để điều trị tình trạng này chị em cần bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Các chất dinh dưỡng này hấp thụ từ các loại thực phẩm hằng ngày, có nhiều trong thịt cá, rau củ, trái cây. Với phụ nữ ăn nhiều rau củ quả là một thói quen rất tốt, các loại chất khoáng, vitamin có trong rau củ, trái cây đầy lùi quá trình lão hóa da, chức năng sinh sản cũng hoạt động mượt mà hơn những người khác. Một số loại trái cây nếu phụ nữ ăn nhiều có thể “cải lão hoàn đồng”, tăng độ “thơm ngon” cho “cô bé” như là thơm, dâu, chuối.

Chế độ sinh hoạt tình dục cũng là một đóng góp không nhỏ cho quá trình phát triển sức khỏe sinh sản của con người. Ham muốn của phái đẹp không cao như phái mạnh nhưng cũng cần được giải tỏa. Quan hệ điều độ giúp cơ thể xả stress, giảm cân, tinh thần tỉnh táo, chức năng trao đổi chất tốt hơn.

Lời khuyên

Để tăng cường chức năng sinh sản cho bản thân, chị em phụ nữa cần phải lưu tâm chăm sóc vùng kín của mình nhiều hơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ “làm đẹp” cho cô bé, tuy chúng không xâm lấn vào bên trong nhưng nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến vùng kín bị mất cân bằng, gia tăng hại khuẩn phá hủy môi trường âm đạo. Các loại sản phẩm làm hồng, nước hoa vùng kín đều chứa nhiều tinh chất chất tẩy, đó là kẻ thù hàng đầu giết chết các lợi khuẩn trong âm đạo.

Ngoài ra một thói quen nữa khiến sức khỏe “cô bé” ngày càng giảm sút đó là dùng lạm dụng thuốc tránh thai. Bản chất của thuốc ngừa thai là làm chậm quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt trong một thời gian dài. Với người sức khỏe bình thường sự rối loạn này chỉ diễn ra tầm 2 – 3 tháng nhưng nếu cơ thể yếu ớt có thể kéo dài lâu hơn. Thậm chí với người dùng tránh thai khẩn cấp sẽ bị tình trạng ra máu âm đạo bất thường, mệt mỏi, chóng mặt.

Trong những ngày đèn đỏ là lúc cơ thể mỏng manh nhất, lúc này vùng kín rất dễ bị viêm nhiễm. Băng vệ sinh, tampo, kể cả cốc nguyệt san đều có khả năng gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Cách tốt nhất để tránh bệnh phụ khoa là phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thay bang sau 3 – 4 tiếng, không được dùng tampo qua đêm. Với cốc nguyệt san phải khử trùng sau mỗi lần sử dụng, để ở nên khô, thoáng mát.

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày đèn đỏ nhé!

Hãy chăm sóc bản thân thật tốt trong những ngày đèn đỏ nhé!

Còn một vài tác động khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như áp lực, thiếu ngủ, ăn uống thiếu chất. Mỗi tháng cơ thể phụ nữ phải mất 60 – 80ml, vì thế càng phải hấp thụ những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để bù đắp lại lượng máu bị mất đi trong những ngày hành kinh. Tuyệt đối không nên dùng bia rượu, chất kích thích chúng là những thứ độc hại khiến sức khỏe yếu dần.