Hormone tuyến tụy: tác dụng, cơ chế và một số vấn đề khác

Cơ thể con người là cấu tạo đặc biệt nhất so với tất cả các loài, cũng là loài tiến hóa nhất. Trong cơ thể chúng ta hàng ngàn tế báo, tổ hợp thành các cơ quan, bộ phận cần thiết để vận hành các chức năng nuôi sống, di chuyển cho con người. Ngoài các bộ phận chính là tim, gan, phổi, thận,…thì trên cơ thể chúng ta còn rất nhiều tuyến, hormone khác nhau đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành các hoạt động sống.

Trong đó hormone tuyến tụy là một loại mang nhiều công dụng và chức năng, thiếu hụt đi hormone này sẽ khiến cơ thể hoạt động một cách khó khăn, sức khỏe cũng không được tốt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau 2 loại hormone tụy phổ biến nhát trong cơ thể chúng ta: insullin và glucagon.

Tìm hiểu về hormone tuyến tụy

Tuyến tụy nằm ở phần vụng bụng của con người, công dụng chính của chúng là chuyển hóa dinh dưỡng trong thức ăn thành năng lượng cho các tế bào hoạt động.Hai chức năng chính mà tuyến tụy mang lại cho chúng ta:

  • Chức năng ngoại tiết giúp điều hòa hoạt động tiêu hóa, thức ăn khi vào cơ thể đi vào bao tử nhờ các sự hỗ trợ từ tuyến tụy mà các dinh dưỡng trong thực phẩm được chuyển hóa thành năng lượng đi vào các tết bào. Hoạt động tiêu hóa có vấn đề sẽ khiến gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng, chướng bụng,…
  • Chức năng nội tiết điều chỉnh lượng đường trong máu, đây là một chức năng rất quan trọng bảo vể cơ thể con người không mắc phải bệnh đái tháo đường. Nếu lượng đường trong máu vượt qua mức cho phép hoặc thấp hơn quy định sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan nội tạng khác. Nhờ có hoạt động của tuyến tụy mà lượng đường được điều chỉnh một cách phù hợp nhất.
Tuyến tụy nằm ở sau da dạy phía bụng trái của con người

Tuyến tụy nằm ở sau da dạy phía bụng trái của con người

Vị tri cụ thể mà tuyến tụy tọa lạc ở sau dạ dạy phía vùng bụng dưới bên tay trái, chúng được bao quanh bởi ruột non, gan, lách. Chúng ta có thể hình dung rằng tuyến tụy có hình giống một quả lê, chúng dài và xốp độ từ 15 đến 25 cm. Hầu như tất cả các tuyến tụy bao gồm các mô ngoại tiết sản xuất ra các enzym tuyến tụy để tiêu hóa. Các mô còn lại bao gồm các tế bào nội tiết được gọi là Langerhans. Những cụm tế bào này trông giống như quả nhỏ và tạo ra các hormone điều chỉnh lượng đường trong máu và điều tiết tuyến tụy.

Insullin

Insulin được cấu tạo bởi hai chuỗi polypeptid, nối với nhau bằng cầu nối disulfua, có 51 acid amin, trọng lượng phân tử  5808. Trên toàn bộ tuyến tụy có 8mg Innsullin, tương đương với 200 đơn vị sinh học. Glucozo là một loại đường có mặt trong máu, giúp duy trì các hoạt động của con người và chúng cũng là tác nhân khiến cơ thể tiết ra insullin. Insulin bị giáng hóa chủ yếu ở gan và thận do bị cắt đường nối disulfid giữa chuỗi A và B bởi insulinase.

Để có thể giữ trong lượng đường huyết trong máu ở mức cân bằng thì chúng ta phải nhờ đến insullin giải thoát các glucozo đi vào trong tế bào, chúng sẽ tập trung chủ yếu tại gan, cơ và mỡ. Nói một cách khác insullin có công dụng thu hồi, sử dụng và dữ trữ chất dinh dưỡng cho tế bào. Ngoài ra còn một công năng khác là kích thích quá chình vận chuyển các chất và ion vào trong các tế bào, vận hành và tạm dừng các enzym đặc hiệu.

Cơ chế hoạt động của insullin diễn ra như sau: Ức chế tác dụng GH đối với men hexokinazav à ức chế men phosphataza dẫn đến giảm phân giải glycogen thành glucose. Bạn có thể tượng tượng rằng nếu dung nạp một số lượng đường lớn vào cơ thể nhưng lại không có insullin ức chế và phân giải lượng đường này thì lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao đến đỉnh điểm.

Trên thực tế khi chúng nạp glucose vào người 50% oxy hóa cho năng lượng;  5% glycogen dự trữ ; 30-40% mỡ dự trữ. Thiếu hụt Insulin chỉ có 5% chuyển thành mỡ dự trữ, oxy hóa giảm, glycogen giảm ; glucose máu tăng cao. Glucozo vơi insullin giống như một đôi bạn cùng tiến, chúng có mối quan hệ tương khắc nhau, dùng insullin để ức chế glucozo, nhờ có glucoo mà cơ thể mới sản sinh ra insullin.

Glucagon

Bản chất của glucagon là polypeptid, do tế bào alpha của Langerhans tiết ra. Glucagon có tác dụng làm tăng lượng glucose trong máu, chúng chứa 29 axit amin. Glucagon ở liều cao sẽ kích thích thượng thận bài tiết catecholamin. Tác dụng tăng đường huyết, kích thích gan tăng đường huyết mỗi khi đường huyết hạ do tăng phân giải glycogen, tăng phân giải lipid ở mô mỡ dự trữ để tạo năng lượng.

Cơ chế hoạt động của Glucagon tựa như cơ chế tác dụng của catecholamin hoạt hóa các Beta adrenergic. Đầu tiên glucagon hoạt hóa adenylcyclase, làm tăng thêm 3′, 5′ AMO vòng, Tiếp sau đó số vòng này hoạt hóa phosphorylase gan, chuyển glycogen thành glucose. Cơ chế hoạt động của Glucagon không phong phú và quá phức tạp như insuliin, nhưng chúng cũng điều hòa lượng đường huyết trong máu ở mức bình thường.

Trong trường hợp bị hạ đường hết do quá liều insullin chúng ta cơ thể sử dụng glucagon để giải quyết tình huống này. Ngoài ra glucagon còn được dùng khi gặp cơn sốc insullin kéo dài.

Các bệnh liên quán đến tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy

Ung thư tuyến tụy sẽ rơi vào những đối tượng có thói quen sử dụng thuốc lá thường xuyên. Thuốc lá không những phá hủy chức năng phổi mà chúng còn ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến tụy, nhiều người vẫn nghĩ rằng hút thuốc lá chỉ để giải tỏa cảm xúc nếu ở mức độ cho phép sẽ không hại đến cơ thể. Nhưng thực tế dù là hút ít nhưng chúng diễn ra trong thời gian cũng đủ khiến sức khỏe của chúng ta bị suy yếu.

Ung thư tuyến tụy là một bệnh lý thường gặp do hút thuốc lá gây ra

Ung thư tuyến tụy là một bệnh lý thường gặp do hút thuốc lá gây ra

Người sống trong đình có di truyền ung thư tuyến tụy cũng có khả năng mắc phải chứng bệnh này. Ngoài ra còn một số tổn thưởng khác khiến bạn mắc phải ung thư tuyến tụy như ung thư chất nhầy, ung thư biểu mô tụy,….Tuyến tuy là một phần nhỏ trên cơ thể chúng ta những chức năng mà chúng mang lại rất quan trọng.

Đái tháo đường

Như trình bày ở phần trên thì ở tuyến tụy có hormone insullin có khả năng ức chế glucozo trong máu, điều chỉnh lượng đường huyết trong cơ thể chúng ta. Nếu insullin hoạt động sai chức năng hay bị thiếu hiệu thì nguy cơ mắc phải đái tháo đường là rất cao. Căn bệnh này được thành type theo mức độ tăng dần của tình hình đường huyết và insullin trong cơ thể.

Đái tháo đường là một bệnh lý do thiếu hụt insullin gây ra

Đái tháo đường là một bệnh lý do thiếu hụt insullin gây ra

Với bệnh nhân tiểu đường type 1 lúc thường được điều trị theo hướng dùng insullin từ bên ngoài để cơ thể sử dụng glucose một cách thích hợp. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng tiểu đường là khi cơ thể không thể sản sinh bất kỳ loại insullin để ức chế glucose trong cơ thể chúng ta.

Type 1 là giai đoạn đầu của bệnh sẽ chưa có nhiều dấu hiện nhận biết để chúng ta có thể chữa trị kịp thời. Phổ biến nhất hiện nay là tiểu đường ở type 2. Lúc này đây cơ thể con người có thể tự sản xuất insullin nhưng có thể lại sử dụng khoogn đúng cách, đôi khi chúng quá ít để có thể sử lý glucozo.

Kết luận

Hormone tuyến tụy là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa tiêu hóa và điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Thiếu hụt insullin ở tuyến tụy sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho việc ức chế glucozo trong máu, chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể. Ngoài ra chúng còn ảnh hưởng đến tiêu hóa của chúng ta, khiến ta khó tiêu, chướng bụng,…

Bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể con người đều có một chức năng riêng của mình. Chúng bổ trợ và cùng nhau vận hành cơ thể làm việc, hoạt động một cách trơn. Dù là cơ quan nào bị tổn thương thì cũng sẽ ảnh hưởng đến bộ phận bên cạnh. Ví như việc bạn bị đau chân, kéo theo cơn đau lan tỏa nhưng bộ phận khác, khiến bạn di chuyển khó khăn, đi lại không thuận tiên dẫn công việc trì trệ, cảm giác âu lo kéo, tinh thần bị sút.

Vì thế việc nên làm nhất là phải bảo vệ sức khỏe của chính mình. Dù là bận rộn cũng phải ăn uống điều độ, vận động hợp lý, cũng đừng vì ham chơi mà buông thả bản thân, nuôi chiều những thói hư tật xấu càng làm sức khỏe bí sụt giảm. Hãy yêu thương chính mình và bảo vệ lấy sức khỏe – món quà vô giá mà ông trời ban tặng cho con người!